Đây là khóa học/ tập huấn được nhóm biên soan xây dựng để hỗ trợ gióa viên dạy các chủ đề giáo dục địa phương lớp 1- tỉnh Gia Lai. Những nội dung trong khóa tập huấn này mang tính chất gợi ý, hỗ trợ cho GV. Trên cơ sở những gọi ý này GV có thể thiết kế lại bài dạy các chủ đề cho phù hợp với đối tượng HS mình đang dạy học. Bên cạnh các nội dung được cung cấp trong tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1, GV có thể mở rộng, khai thác, liên hệ các nội dung gắn liền với địa phương HS đang sống. Nội dung của khóa tập huấn bao gồm các vấn đề sau:
1. Giới thiệu khái quát về nôik dung giáo dục địa phương cấp tiểu học tỉnh Gia Lai.
2. Giới thiệu về Tài liệu giáo dục địa phương Lớp 1.
3. Hướng dẫn dạy học các chủ đề.
- Bảng điều khiển chính
- Chủ đề 1: Quê hương em
Chủ đề 1: Quê hương em
Chủ đề 1. QUÊ HƯƠNG EM
- MỤC TIÊU
– Học sinh (HS) nêu được một số địa danh, địa điểm, cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh Gia Lai.
– HS nhận biết và miêu tả được đặc điểm một số dân tộc sinh sống ở tỉnh Gia Lai.
– HS thể hiện tình yêu và niềm tự hào với nét đẹp của quê hương đất nước.
- CHUẨN BỊ
2.1. Chuẩn bị của GV
– Một số hình ảnh về các cảnh đẹp/địa danh nổi tiếng của tỉnh Gia Lai (khai thác trên mạng internet và trong Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1).
– Phương tiện dạy học hỗ trợ: máy tính, máy chiếu, màn chiếu (hoặc hệ thống ti-vi trình chiếu).
– Bộ bảng câu trả lời trắc nghiệm A, B, C (đủ cho các nhóm).
2.2. Chuẩn bị của HS
– Đồ dùng học tập cá nhân: giấy A4, bút màu.
– Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1.
- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
3.1. Giới thiệu
- Mục đích
– HS nhận biết được vị trí của tỉnh Gia Lai trên bản đồ Việt Nam.
– HS xác định được khu vực mình đang sinh sống thuộc thành phố/thị xã/huyện nào của tỉnh Gia Lai.
- Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1: Gia Lai nằm ở đâu?
– Giáo viên (GV) cho HS quan sát bản đồ Việt Nam và tỉnh Gia Lai.
– GV giới thiệu:
+ Gia Lai nằm ở phía bắc Tây Nguyên của Việt Nam,
+ Tiếp giáp tỉnh: Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk.
– GV mở rộng: Gia Lai tiếp giáp với đất nước Campuchia.
3.2. Khám phá
- Mục đích
– HS nhận biết, kể lại/giới thiệu được một số cảnh đẹp/địa danh nổi tiếng khác của tỉnh Gia Lai.
– HS xác định và kể tên được một số dân tộc có ở tỉnh Gia Lai.
- Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1: Gia Lai có những cảnh đẹp/địa danh nổi tiếng nào?
– GV cho HS quan sát tranh, ảnh (trang 5 và 6) về cảnh đẹp/địa danh nổi tiếng và đặt câu hỏi:
+ Em có biết tên của cảnh đẹp/địa danh nổi tiếng này không?
+ Cảnh đẹp/địa danh này nằm ở đâu của tỉnh Gia Lai?
– GV tổng hợp:
+ Thác K50 ở huyện Kbang.
+ Núi Hàm Rồng ở thành phố Pleiku.
+ Biển Hồ (Hồ T’Nưng) ở thành phố Pleiku.
|
|
Nhà máy thủy điện Yaly |
Thác Phú Cường |
|
|
Núi Chư Đăng Ya |
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh |
Hoạt động 2: Nhận biết và miêu tả một số đặc điểm về các dân tộc của Gia Lai.
– GV tiếp tục cho HS quan sát các hình ảnh ở trang 7. Kể tên và miêu tả đặc điểm trang phục các dân tộc
– HS kể tên các dân tộc qua quan sát các hình ảnh ở trang 7
+ Dân tộc Kinh: trang phục áo dài.
+ Dân tộc Jrai: vải thổ cẩm, phần cổ và ngực có hoa văn, nhiều màu sắc.
+ Dân tộc Bahnar: vải thổ cẩm, thường màu chàm hoặc đen
3.3. Thực hành
- Mục đích
– HS nhận biết và nêu tên được cảnh đẹp/địa danh nổi tiếng và một số dân tộc của tỉnh Gia Lai.
- Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh ai đúng.
– GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 4-5 HS) tham gia trò chơi.
– GV đặt câu hỏi trắc nghiệm, sử dụng hình ảnh để HS trả lời (bảng A, B, C).
Ví dụ bộ câu hỏi:
Câu 1: Địa danh nào sau đây thuộc tỉnh Gia Lai
- Biển Hồ B. Hồ T’Nưng C. Hồ Gươm
Đáp án: A và B
Câu 2: Tên một ngọn thác của Gia Lai
- Thác Bạc B. Thác Voi C. Thác K50
Đáp án: C
Câu 3: Đây là hình ảnh về người dân tộc nào? A. Dân tộc Kinh B. Dân tộ Jrai C. Dân tộc Bahnar
Đáp án: B |
Hoạt động 2: Giới thiệu với bạn bè về một số dân tộc ở tỉnh Gia Lai
STT |
Dân tộc |
Đặc điểm |
1 |
Kinh |
|
2 |
Jrai |
|
3 |
Bahnar |
|
4 |
Tày |
|
5 |
Mường |
|
6 |
Khác: Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Cơ Ho |
|
3.4. Vận dụng
- Mục đích
– HS tự tìm hiểu và giới thiệu về cảnh đẹp và dân tộc nơi mình sinh sống.
- Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1: GV chuẩn bị bức tranh, ảnh về địa điểm của địa phương (cảnh đẹp, thắng cảnh, khu vực sinh hoạt công cộng…) để HS quan sát, tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè.
Hoạt động 2: GV cho HS vẽ tranh hoặc trang trí trang phục dân tộc, giới thiệu với bạn bè về vẻ đẹp trang phục dân tộc mình.
* Nhiệm vụ sau chủ đề học tập
– GV giao nhiệm vụ cho HS hoàn thành các sản phẩm như bức tranh về trang phục dân tộc (bài về nhà).