Chủ đề 3: Nơi em ở

CHỦ ĐỀ 3. NƠI EM Ở

 

  1. MỤC TIÊU

– Em xác định được nơi em và gia đình đang sinh sống, biết được là vùng nông thôn hay vùng thành thị.

– Nhận biết được một số nguy hiểm từ môi trường sống xung quanh đối với bản thân để biết cách bảo vệ bản thân an toàn.

  1. CHUẨN BỊ

2.1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)

– Một số hình ảnh về các vùng miền thuộc tỉnh Gia Lai (khai thác trên mạng internet và trong “Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1”).

– Phương tiện dạy học hỗ trợ: máy tính, máy chiếu, màn chiếu (hoặc hệ thống ti-vi trình chiếu).

2.2. Chuẩn bị của học sinh (HS)

– Đồ dùng học tập cá nhân: giấy A4, bút màu.

– Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1.

  1. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

3.1. Khởi động

  1. Mục đích

– HS nhận biết được vị trí của tỉnh Gia Lai trên bản đồ Việt Nam.

– HS xác định được khu vực mình đang sinh sống thuộc thành phố/thị xã/huyện nào của tỉnh Gia Lai.

  1. Gợi ý hoạt động

Hoạt động 1: Tỉnh Gia Lai nằm ở đâu?

– GV cho HS quan sát bản đồ Việt Nam và đặt câu hỏi:

+ Tìm vị trí của tỉnh Gia Lai trên bản đồ?

+ Tỉnh Gia Lai tiếp giáp với các tỉnh nào của Việt Nam?

– GV tổng hợp: Tỉnh Gia Lai nằm ở khu vực phía bắc Tây Nguyên của Việt Nam, tiếp giáp các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

– GV mở rộng: Bản đồ cũng cho ta thấy, tỉnh Gia Lai tiếp giáp với đất nước Cam-pu-chia.

* Chú ý: Nếu dạy Chủ đề 3 sau Chủ đề 1, hoạt động 1 nên thay đổi theo hướng HS nhắc lại các kiến thức về vị trí của tỉnh Gia Lai đã tìm hiểu tại Chủ đề 1.

3.2. Khám phá

  1. Mục đích

– HS kể được các huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Gia Lai.

– HS quan sát và nêu được một số đặc điểm mang tính “dấu hiệu nhận biết” của khu vực thành thị và nông thôn.

– HS xác định và kể tên được các công trình, khu vực công cộng trong khu vực mình sinh sống và học tập.

  1. Gợi ý hoạt động

Hoạt động 1: Tỉnh Gia Lai gồm những vùng nào?

– GV tiếp tục cho HS quan sát các hình ảnh ở trang 15:

+ Kể tên các vùng của tỉnh Gia Lai qua các hình ảnh ở trang 15?

+ Trường của chúng ta đang nằm ở vùng nào?

– GV tổng hợp: Tỉnh Gia Lai có thể chia thành 2 vùng: Vùng nông thôn và vùng thành thị.

– GV mở rộng:

+ Các dấu hiệu nhận biết các vùng?

+ Dấu hiệu vùng nông thôn: có núi, đồi; có nhiều rừng cây; nhà cửa thấp, thưa thớt, đường xá khó đi lại… Ở khu vực nông thôn: ít khi đánh số nhà.

+ Dấu hiệu vùng thành thị: khu vực đồng bằng, nhiều nhà cao tầng, nhiều xe cộ và phương tiện giao thông; đường xá dễ đi lại… Nhà ở thường được đánh số để xác định địa chỉ chính xác.

3.3. Thực hành

  1. Mục đích

– HS xác định được địa chỉ trường học của mình chính xác.

  1. Gợi ý hoạt động

Hoạt động 1: Địa chỉ trường em

– GV yêu cầu HS nói rõ địa chỉ trường HS đang học.

– GV đưa ra ví dụ địa chỉ của trường học:

+ Tên trường: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

+ Số 200 đường Duy Tân

+ Phường Diên Hồng

+ Thành phố Pleiku

+ Tỉnh Gia Lai.

Hoạt động 2: HS thực hành nói rõ (giới thiệu) về địa chỉ nhà mình theo cấu trúc mẫu.

3.4. Vận dụng

  1. Mục đích

– HS xác định được chính xác địa chỉ nhà nơi đang sinh sống.

  1. Gợi ý hoạt động

Hoạt động 1: Tìm huyện, thị xã, thành phố nơi em sinh sống

– GV đưa ra hình ảnh bản đồ tỉnh Gia Lai để HS xác định huyện, thị xã, thành phố nơi mình sinh sống và học tập.

 

 

 

Tỉnh Gia Lai có:

+ 01 thành phố: Pleiku.

+ 02 thị xã: An Khê, Ayun Pa.

+ 14 huyện: Chư Păh, Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê, Đắk Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ, la Grai, la Pa, K’Bang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Phú Thiện.

– GV mở rộng:

+ Sử dụng bản đồ của huyện, thị xã và thành phố có địa bàn trường học.

+ HS xác định huyện, thị xã và thành phố có nhà ở và trường học của mình.

Hoạt động 2: Xác định địa chỉ nhà ở của em

– GV cho HS nói về địa chỉ nhà của mình

– GV sử dụng các gợi ý:

          + Số nhà, tên đường (hoặc thôn, xóm)

          + Phường/xã/thị trấn

+ Thành phố/huyện/thị xã

+ Tỉnh: Gia Lai.

– GV mở rộng: cho HS chuẩn bị bì thư gửi để gửi thư theo đường bưu điện

Người gửi:……….

Địa chỉ: …………

 

                                                                                Người nhận:……….

                                                                                Địa chỉ: …………

* Chú ý: HS có thể hoàn thiện mẫu bì thư (vẽ, tô màu, trang trí…) và cùng với bố mẹ (hỗ trợ, hướng dẫn) làm tại nhà với các thông tin theo mẫu trên.