Đây là khóa học/ tập huấn được nhóm biên soan xây dựng để hỗ trợ gióa viên dạy các chủ đề giáo dục địa phương lớp 1- tỉnh Gia Lai. Những nội dung trong khóa tập huấn này mang tính chất gợi ý, hỗ trợ cho GV. Trên cơ sở những gọi ý này GV có thể thiết kế lại bài dạy các chủ đề cho phù hợp với đối tượng HS mình đang dạy học. Bên cạnh các nội dung được cung cấp trong tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1, GV có thể mở rộng, khai thác, liên hệ các nội dung gắn liền với địa phương HS đang sống. Nội dung của khóa tập huấn bao gồm các vấn đề sau:
1. Giới thiệu khái quát về nôik dung giáo dục địa phương cấp tiểu học tỉnh Gia Lai.
2. Giới thiệu về Tài liệu giáo dục địa phương Lớp 1.
3. Hướng dẫn dạy học các chủ đề.
- Bảng điều khiển chính
- Chủ đề 4: Nghề dệt thổ cẩm ở Gia Lai
Chủ đề 4: Nghề dệt thổ cẩm ở Gia Lai
1. MỤC TIÊU
– HS phân biệt được vải thổ cẩm và vải công nghiệp qua một đặc điểm khác biệt và sản phẩm làm từ vải thổ cẩm.
– HS biết được nguyên liệu, các bước thực hiện dệt vải thổ cẩm và đặc điểm ưu thế của vải thổ cẩm.
– HS có tình yêu với nét đẹp nghề truyền thống của dân tộc mình.
- CHUẨN BỊ
2.1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)
– Một số hình ảnh về vải/trang phục/vật dụng chất liệu thổ cẩm (khai thác trên mạng internet và trong “Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1”).
– Phương tiện dạy học hỗ trợ: máy tính, máy chiếu, màn chiếu (hoặc hệ thống ti-vi trình chiếu).
– Chuẩn bị các “trạm học tập”:
+ Trạm 1: Sản phẩm từ vải thổ cẩm, một số đồ dung và trang phục từ vải thổ cẩm; một số đồ dung và trang phục từ các loại vải công nghiệp khác.
+ Trạm 2: Nguyên vật liệu dệt vải thổ cẩm; một số nguyên liệu ngành nghề thủ công khác.
+ Trạm 3: Khu vực mô hình hoặc dụng cụ thực hiện các bước dệt vải thổ cẩm.
* Gợi ý: GV có thể tổ chức các hoạt động của Chủ đề trực tiếp tại làng nghề thủ công với các trạm tương ứng.
2.2. Chuẩn bị của học sinh (HS)
– Đồ dùng học tập cá nhân: giấy A4, bút màu.
– Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1.
– Một số trang phục từ vải thổ cẩm.
- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
3.1. Khởi động
- Mục đích
– HS nhận biết được vải thổ cẩm (dệt tay) so với các vải công nghiệp.
- Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1: Đâu là sản phẩm từ vải thổ cẩm?
– GV cho HS thực hiện tìm hiểu về vải thổ cẩm với một số đồ dùng, vật dụng, trang phục làm từ vải thổ cẩm tại Trạm 1.
– HS quan sát, tìm hiểu một số đặc điểm loại vải thổ cẩm bằng các giác quan trực tiếp; nhận xét và miêu tả.
– GV nêu một số đặc điểm của vải thổ cẩm để phân biệt với các vải công nghiệp khác.
3.2. Khám phá
- Mục đích
– HS nhận biết được nguyên liệu để làm vải thổ cẩm.
– HS biết được các bước dệt vải thổ cẩm.
– HS tìm hiểu về các đặc điểm ưu thế của vải thổ cẩm.
- Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nguyên liệu để dệt thổ cẩm
– GV cho HS thực hiện tìm hiểu về một số nguyên liệu dùng để làm ra vải thổ cẩm tại Trạm 2, khu vực nguyên liệu.
– HS quan sát, tìm hiểu và nhận diện về nguyên liệu dùng để làm ra vải thổ cẩm: cây bông, cây lanh và cây gai.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các bước dệt vải thổ cẩm từ bông
– Tại Trạm 3, khu vực trưng bày về các bước dệt vải thổ cẩm từ bông, GV cho HS thực hiện tìm hiểu về quy trình làm ra vải thổ cẩm từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến sản phẩm từ vải thổ cẩm.
– HS quan sát, tìm hiểu và xác định được các bước làm trong nghề dệt vải thổ cẩm từ cây bông:
+ Trồng cây, thu hoạch và sơ chế bông: Trồng và thu hoạch (hái) bông; Phơi bông; Cán bông; Bật bông.
+ Chuẩn bị nguyên liệu sợi bông: Kéo sợi; Nhuộm và phơi sợi; Cuộn sợi.
+ Dệt vải và chế tác sản phẩm: Giăng sợi; Dệt vải; Chế tác các sản phẩm từ vải thổ cẩm (trang phục quần áo, váy; Túi đeo; Ba lô; Khăn…).
Hoạt động 3: Tìm hiểu vài nét về đặc điểm của vải thổ cẩm
– GV cho HS trở lại Trạm 1 để thực hiện tìm hiểu về đặc điểm ưu việt và giá trị sử dụng của vải thổ cẩm.
– HS quan sát và tìm hiểu một số đặc điểm đặc điểm ưu việt và giá trị sử dụng của đồ dùng hoặc trang phục làm từ vải thổ cẩm; nhận xét và miêu tả.
– GV tổng kết: vải thổ cẩm ấm mùa đông, mát mùa hè (thấm mồ hôi tốt); thân thiện với môi trường; phù hợp với môi trường sống của người dân tộc Gia Lai.
3.3. Thực hành
- Mục đích
– HS hiểu rõ hơn và xác định được các bước dệt vải thổ cẩm từ bông.
- Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1: Xác định đúng các bước dệt vải thổ cẩm từ bông và đặc điểm của vải thổ cẩm
– GV tổ chức cho các nhóm HS cùng chơi trò chơi “Đứng đâu cho đúng”. Nhóm đố di chuyển tự do và xếp hàng trước các Nhóm trả lời để tìm cách sắp xếp đúng nhất.
– HS được chia thành các nhóm tham gia trò chơi:
+ Nhóm đố: Mỗi HS được dán 01 mảnh giấy ghi 01 bước trong các bước dệt vải thổ cẩm từ bông. Ví dụ: 10 HS được đánh số và dán 10 mảnh giấy với nội dung: (1) Trồng và hái bông; (2) Phơi bông; (3) Cán bông; (4) Bật bông; (5) Kéo sợi; (6) Nhuộm và phơi sợi; (7) Cuộn sợi; (8) Giăng sợi; (9) Dệt vải; (10) Chế tác các sản phẩm.
+ Nhóm trả lời: sắp xếp thứ tự đúng.
3.4. Vận dụng
- Mục đích
– HS tự hào và có tình yêu với sản phẩm và nghề truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc mình.
- Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu về 1 trang phục làm từ vải thổ cẩm của dân tộc mình
Hoạt động 2: Vẽ một số họa tiết hoa văn em mong muốn trang trí trên trang phục hoặc sản phẩm từ vải thổ cẩm.