Thông tin phu bài giảng

Chủ đề 6: Giữ gìn vệ sinh nơi em ở

1. MỤC TIÊU

– HS nhận biết được về môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp.

– HS xác định và thực hiện được một số hoạt động, việc làm (cá nhân và tập thể) để giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học/nhà ở xanh – sạch – đẹp và góp phần cải tạo môi trường sống xung quanh.

  1. CHUẨN BỊ

2.1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)

– Một số hình ảnh về quang cảnh trường lớp, nhà cửa và các khu vực công cộng (khai thác trên mạng internet và trong “Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1”).

– Phương tiện dạy học hỗ trợ: máy tính, máy chiếu, màn chiếu (hoặc hệ thống ti-vi trình chiếu).

2.2. Chuẩn bị của học sinh (HS)

– Đồ dùng học tập cá nhân: giấy A4 (làm phiếu dự án), bút màu.

– Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1.

  1. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

* Chú ý: Có thể kết hợp dạy Chủ đề 6 – Giữ gìn vệ sinh nơi em ở với Chủ đề 3 – Nơi em ở, hoạt động 1 nên thay đổi theo hướng HS nhắc lại các kiến thức về vị trí của tỉnh Gia Lai, khu vực nông thôn và thành thị… đã tìm hiểu tại Chủ đề 3.

3.1. Khởi động

  1. Mục đích

– HS nêu được đặc điểm môi trường nơi mình sinh sống và học tập.

  1. Gợi ý hoạt động

Hoạt động 1:

– GV cho HS kể về nơi mình ở với các đặc điểm đặc trưng, xác định được là vùng nông thôn hay vùng thành thị.

– GV có thể cho HS quan sát và miêu tả hình ảnh trang 30 Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1.

3.2. Khám phá

  1. Mục đích

– HS xác định được các kiểu kiến trúc nhà ở mà gia đình mình đang sinh sống.

– HS biết và sẽ thực hiện một số công việc vừa với sức của mình để giữ gìn nhà cửa xanh – sạch – đẹp.

  1. Gợi ý hoạt động

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngôi nhà của em

– GV cho HS quan sát và miêu tả về các kiểu nhà quan sát được ở trang 30 Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Gia Lai – Lớp 1.

– HS miêu tả về đặc điểm ngôi nhà giống với nhà mình đang sinh sống.

Hoạt động 2: Em làm gì để giữ gìn nhà cửa xanh – sạch – đẹp.

– GV cho HS tự nêu các việc làm mình đã làm, thấy anh/chị trong nhà đã làm hoặc sẽ thực hiện để giữ gìn nhà cửa xanh – sạch – đẹp.

– HS liệt kê một số việc làm vừa sức với mình như: quét nhà, quét sân, lau nhà, dọn đồ dùng cá nhân, vệ sinh vườn, trồng cây hoa, nhổ cỏ…

3.3. Thực hành

  1. Mục đích

– HS lập được kế hoạch thực hiện các công việc sẽ thực hiện tại gia đình để giữ gìn nhà cửa xanh – sạch – đẹp

  1. Gợi ý hoạt động

Hoạt động 1: Những việc làm của em để phòng cá nhân hay góc học tập của mình gọn gàng, sạch đẹp.

– GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về kế hoạch thay đổi để phòng cá nhân và góc học tập của mình gọn gàng, sạch đẹp.

Thực trạng

Việc em làm

Phòng cá nhân bẩn, bừa bộn

 

*Gợi ý: GV có thể tham khảo video “Bàn học bừa bộn” để hướng dẫn HS: https://www.youtube.com/watch?v=ndiWAdlgQeM

 

3.4. Vận dụng

  1. Mục đích

– HS thực hiện các dự án ở nhà, ở lớp để giữ gìn môi trường học tập xanh – sạch – đẹp.

  1. Gợi ý hoạt động

Hoạt động 1: Dự án Em chăm chỉ – Nhà sạch sẽ

– GV cho HS lên kế hoạch làm Dự án Em chăm chỉ – Nhà sạch sẽ tại gia đình qua phiếu đánh giá, nhận xét của bố mẹ hoặc người thân trong gia đình theo mẫu gợi ý dưới đây.

Dự án Em chăm chỉ – Nhà sạch sẽ

(Thời gian thực hiện từ ngày… đến ngày…)

Hoạt động

Số lần em làm trong 1 tuần

Bố mẹ đánh giá

Quét nhà

 

 

Rửa bát

 

 

Chăm sóc cây xanh

 

 

Hoạt động 2: Xây dựng nhật kí làm xanh – sạch – đẹp lớp học

– GV cho HS thảo luận theo nhóm 4, đưa ra biểu thời gian tổ chức các hoạt động vệ sinh lớp học và chăm sóc vườn cây của lớp (tham khảo bảng mẫu).

NHẬT KÍ LỚP …

VỆ SINH LỚP HỌC – CHĂM SÓC VƯỜN CÂY

Hoạt động

Hàng ngày

Hàng tuần

Buổi sáng

Buổi trưa

Buổi chiều

Chăm sóc cây cảnh

Tưới nước

 

 

 

 

Nhặt lá vàng

 

 

 

 

Vệ sinh lớp học

Quét lớp

 

 

 

 

Quét hành lang

 

 

 

 

Đổ rác