Những thay đổi căn bản ở nhà trường tiểu học
Tại Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện thí điểm Mô hình Trường học mới (VNEN) tổ chức tại Hà Nội vào 14/3, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển vui mừng đánh giá: Mô hình đã khẳng định được tính khả thi, tiên tiến với xã hội. Các chuyên gia, các nhà khoa học, giáo viên và cha mẹ học sinh đã có niềm tin về mô hình nhà trường, về hướng đi cũng như cách làm của VNEN cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội nghị
Dự án đã tạo ra sự thay đổi căn bản nhà trường tiểu học, không khí học tập nhà trường dân chủ, hợp tác, học sinh chủ động tích cực với các hoạt động ở lớp, ở gia đình, cộng đồng.
Sau hai năm thực hiện Dự án tại các địa phương, giáo viên, học sinh đã thích nghi với phương pháp dạy, phương pháp học VNEN. Hầu hết giáo viên VNEN đã thực hiện thành công việc chuyển đổi từ vai trò giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn học sinh cách học, theo dõi kiểm soát học sinh tự học; đa số giáo viên VNEN đã tập trung vào nghiên cứu nội dung bài học, hoạt động học trong tài liệu Hướng dẫn học để điều chỉnh , dự kiến tình huống sư phạm, chuẩn bị đồ dùng dạy học… nhằm đạt được hiệu quả bài học cao nhất.
Học sinh VNEN đã biết cách tự học theo Tài liệu Hướng dẫn học, với sự hướng dẫn hỗ trợ đúng lúc, kịp thời của giáo viên; chủ động, tích cực hoạt động học ở lớp và hoạt động ứng dụng ở nhà, có nhiều cơ hội để tham gia, bày tỏ ý kiến; học sinh yếu được quan tâm nhiều hơn, để tiến kịp các bạn. Học sinh học theo VNEN đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng; đồng thời mạnh dạn tự tin linh hoạt trong giao tiếp, hợp tác với bạn bè, thích đến trường và ham mê hứng thú học tập. Đặc biệt sự hợp tác giữa nhà trường với cộng đồng có bước phát triển mới.
Nỗ lực cao của Ban Quản lý Dự án
Để có được những dấu ấn ban đầu này, Ban Quản lý Dự án Trung ương đã không ngừng nỗ lực trong suốt thời gian qua. Trong lĩnh vực Phát triển tài liệu,tính đến tháng 1/2015, dự án GPE-VNEN đã hoàn thành bộ tài liệu cho học sinh và giáo viên của mô hình VNEN bậc tiểu học. Cùng với đó, tổ chức xây dựng kịch bản và quay băng hình Video minh họa các tiết học theo mô hình VNEN.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Giám đốc Dự án VNEN phát biểu tại Hội nghị
Trong lĩnh vực Tập huấn và cung cấp tài liệu, tính đến nay, Dự án đã tổ chức 49 hội thảo/tập huấn, với hơn 100.000 lượt người tham dự. Dự án cũng tổ chức các tập huấn quy mô lớn trong dịp hè 3 năm vừa qua, bao gồm tập huấn trung ương, tập huấn cụm tỉnh và tập huấn cấp trường. Điểm mới cơ bản trong hoạt động tập huấn của mô hình VNEN là hạn chế tối đa tập huấn bồi dưỡng qua các cấp trung gian; không tổ chức tập huấn mang tính “hàn lâm” mà tập huấn thông qua các hoạt động trải nghiệm và ứng dụng CNTT trong việc tập huấn thông qua mạng kết nối hoặc qua Website của Dự án.
Về hỗ trợ cấp trường trong việc thực hiện dự án, việc sử dụng kinh phí của Quỹ I và Quỹ II, kinh phí tăng cường tiếng Việt và kinh phí hoạt động ở các trường thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách, Ngân hàng Thế giới và Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án. Qua đánh giá sơ bộ của kiểm toán độc lập cho thấy việc triển khai kinh phí, về tài chính kế toán đã phù hợp với Luật Ngân sách và quy định của Ngân hàng thế giới.
Ông Michel J.Wemond, trưởng nhóm giáo dục của WB tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Các hoạt động quản lý Dự án và truyền thông của Dự án cũng thể hiện hiệu quả cao, trong đó hoạt động truyền thông đã góp phần đáng kể nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng về đổi mới giáo dục thông qua mô hình VNEN, góp phần tạo nên sự ủng hộ và đồng thuận cao trong XH.
Theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học – giám đốc Dự án GPE-VNEN, khối lượng công việc khổng lồ của các hoạt động đấu thầu của Dự án đã được thực hiện một cách khá suôn sẻ, hiệu quả, trong đó các gói thầu in ấn đều đúng tiến độ, đảm bảo kịp thời tài liệu cho giáo viên và học sinh.Dự án cũng đã thực hiện kiểm tra tiến độ các hoạt động đấu thầu trong khuôn khổ Dự án VNEN tại 25 Ban Quản lý Dự án VNEN tỉnh/thành phố, trực tiếp hướng dẫn các cán bộ Ban Quản lý Dự án VNEN tỉnh/thành phố và các trường Tiểu học tham gia Dự án thực hiện các gói thầu theo đúng các quy định của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam.
Ông Phạm Ngọc Định cũng cho biết: tính đến thời điểm này, tổng số kinh phí đã giải ngân từ nhà tài trợ cho dự án giải ngân theo đơn rút vốn, đạt 78,40% tổng kinh phí toàn Dự án.
Có những thành quả ban đầu, nhưng việc thực hiện Dự án vẫn còn không ít khó khăn. Vướng mắc về nhận thức còn tồn tại ở một số Sở GĐ&ĐT (chủ yếu ở một số tỉnh thuộc nhóm ưu tiên 3, và nhóm ưu tiên 2), như chưa hiểu rõ mục đích của Dự án, chưa thấy được ý nghĩa của mô hình VNEN trong đổi mới giáo dục, chưa quan tâm chỉ đạo trường “hạt giống” thực hiện chức năng thử nghiệm để nhân rộng mô hình ra các trường khác của tỉnh.
Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị
Mặt khác, thời gian triển khai Dự án chưa dài, nên một số cán bộ, giáo viên chưa thật sự hiểu bản chất và ý nghĩa của mô hình. Vì vậy việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa linh hoạt; việc dạy – học và các hoạt động của học sinh còn chưa thật tự nhiên, hiệu quả phối hợp giữa học tập cá nhân và học tập tương tác trong nhóm chưa cao; hoạt động của HĐQT chưa thường xuyên, có nơi cgiao cả phần việc của GV cho HĐTQ; công cụ học tập chưa phong phú, hiệu quả sử dụng hạn chế, có trường hợp chỉ để trang trí cho đẹp lớp học.
Bên cạnh đó, ở nhiều trường việc huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương và từ cộng đồng còn hạn chế, vẫn còn tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ của Dự án, tạo ra sự trở ngại cho việc áp dụng và nhân rộng mô hình.
Đại biểu tỉnh Lào Cai phát biểu
Trong thời gian tới, Dự án Mô hình VNEN tiếp tục triển khai một số hoạt động chủ yếu như: Chỉnh sửa tài liệu HDH lớp 2,3,4,5; Hoàn thành 5 sổ tay (Sổ tay Phương pháp dạy học, Sổ tay đánh giá học sinh, Sổ tay sinh hoạt chuyên môn, Sổ tay quản lý nhà trường và Sổ tay tổ chức quản lý lớp học) dùng làm tài liệu hướng dẫn thực hiện mô hình VNEN cho giáo viên và CBQL giáo dục tiểu học;
Tổ chức hiệu quả tập huấn hè 2015 về nâng cao năng lực cho cán bộ và giáo viên theo nội dung 5 sổ tay của Dự án; Hoàn thiện tài liệu cho các trường Sư phạm, in và tổ chức tập huấn cho các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm tham gia dạy thí điểm tài liệu Sư phạm;
Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương. Nâng cao hơn nữa chất lượng tập huấn theo hướng tập trung vào tổ chức học tập cho học sinh và đánh giá học sinh; Chỉ đạo phát triển hệ thống các trường điểm VNEN, đủ khả năng trở thành trung tâm bồi dưỡng của các địa phương.
Ngoài 1.447 trường thuộc Dự án, số trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô hình VNEN tăng lên, cụ thể như sau: Năm học 2013 -2014: tăng thêm 257 trường (ở 20 tỉnh, thành phố) tự nguyện áp dụng mô hình VNEN với số lượng học sinh tăng thêm 36.836, nâng tổng số trường tham gia mô hình VNEN là 1.704 trường Năm học 2014 – 2015: cả nước có 1.039 trường (ở 31 tỉnh, thành phố) tự nguyện áp dụng mô hình VNEN với số lượng học sinh tăng thêm 133.562, nâng tổng số trường tham gia mô hình VNEN là 2.508 trường. Trước nguyện vọng của phụ huynh học sinh, Bộ đã thực nghiệm mở rộng VNEN tại 24 trường (48 lớp) Trung học cơ sở của 6 tỉnh. |
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Tại Hội nghị này, chúng ta cùng nhau nhìn lại kết quả đã đạt được, chia sẻ những kinh nghiệm từ khắp nơi trong nước để phát huy nhân rộng mô hình trường học mới, đồng thời đánh giá đúng những khó khăn trở ngại để khắc phục, đề xuất , kiến nghị các giải pháp trong công tác quản lý chỉ đạo để thực hiện tốt nhất, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu khi Dự án kết thúc. Tôi nghĩ rằng Dự án VNEN chắc chắc vượt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, bởi cho đến nay, số trường tự nguyện tham gia dự án đã gần bằng số trường được dự án tài trợ. Chúng ta cũng sẽ đảm bảo tính bền vững của mô hình trường học mới khi dự án kết thúc. Đảm bảo tính bền vững này không chỉ ở tiểu học, mà cả THCS. Chúng ta đã thử nghiệm ở THCS bước đầu thành công. Vì vậy, đề nghị các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT quan tâm vấn đề này, làm sao để những em học sinh lớp 5 đã học Mô hình trường học mới, thì lên lớp 6 các em cũng được học mô hình này. Hiện nay, ở một số địa phương, phòng giáo dục trung học độc lập với phòng giáo dục tiểu học, nếu lãnh đạo Sở thiếu quan tâm thì không kết nối được những đổi mới ở tiểu học với trung học, không tạo ra sự thống nhất, không đảm bảo tính liên tục của trường học mới, đấy là một thiệt thòi cho các em học sinh, cũng là thiết thòi cho giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục trung học nói riêng. (Hải Yến ghi) |
Những thay đổi căn bản ở nhà trường tiểu học
Tại Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện thí điểm Mô hình Trường học mới (VNEN) tổ chức tại Hà Nội vào 14/3, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển vui mừng đánh giá: Mô hình đã khẳng định được tính khả thi, tiên tiến với xã hội. Các chuyên gia, các nhà khoa học, giáo viên và cha mẹ học sinh đã có niềm tin về mô hình nhà trường, về hướng đi cũng như cách làm của VNEN cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội nghị
Dự án đã tạo ra sự thay đổi căn bản nhà trường tiểu học, không khí học tập nhà trường dân chủ, hợp tác, học sinh chủ động tích cực với các hoạt động ở lớp, ở gia đình, cộng đồng.
Sau hai năm thực hiện Dự án tại các địa phương, giáo viên, học sinh đã thích nghi với phương pháp dạy, phương pháp học VNEN. Hầu hết giáo viên VNEN đã thực hiện thành công việc chuyển đổi từ vai trò giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn học sinh cách học, theo dõi kiểm soát học sinh tự học; đa số giáo viên VNEN đã tập trung vào nghiên cứu nội dung bài học, hoạt động học trong tài liệu Hướng dẫn học để điều chỉnh , dự kiến tình huống sư phạm, chuẩn bị đồ dùng dạy học… nhằm đạt được hiệu quả bài học cao nhất.
Học sinh VNEN đã biết cách tự học theo Tài liệu Hướng dẫn học, với sự hướng dẫn hỗ trợ đúng lúc, kịp thời của giáo viên; chủ động, tích cực hoạt động học ở lớp và hoạt động ứng dụng ở nhà, có nhiều cơ hội để tham gia, bày tỏ ý kiến; học sinh yếu được quan tâm nhiều hơn, để tiến kịp các bạn. Học sinh học theo VNEN đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng; đồng thời mạnh dạn tự tin linh hoạt trong giao tiếp, hợp tác với bạn bè, thích đến trường và ham mê hứng thú học tập. Đặc biệt sự hợp tác giữa nhà trường với cộng đồng có bước phát triển mới.
Nỗ lực cao của Ban Quản lý Dự án
Để có được những dấu ấn ban đầu này, Ban Quản lý Dự án Trung ương đã không ngừng nỗ lực trong suốt thời gian qua. Trong lĩnh vực Phát triển tài liệu,tính đến tháng 1/2015, dự án GPE-VNEN đã hoàn thành bộ tài liệu cho học sinh và giáo viên của mô hình VNEN bậc tiểu học. Cùng với đó, tổ chức xây dựng kịch bản và quay băng hình Video minh họa các tiết học theo mô hình VNEN.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Giám đốc Dự án VNEN phát biểu tại Hội nghị
Trong lĩnh vực Tập huấn và cung cấp tài liệu, tính đến nay, Dự án đã tổ chức 49 hội thảo/tập huấn, với hơn 100.000 lượt người tham dự. Dự án cũng tổ chức các tập huấn quy mô lớn trong dịp hè 3 năm vừa qua, bao gồm tập huấn trung ương, tập huấn cụm tỉnh và tập huấn cấp trường. Điểm mới cơ bản trong hoạt động tập huấn của mô hình VNEN là hạn chế tối đa tập huấn bồi dưỡng qua các cấp trung gian; không tổ chức tập huấn mang tính “hàn lâm” mà tập huấn thông qua các hoạt động trải nghiệm và ứng dụng CNTT trong việc tập huấn thông qua mạng kết nối hoặc qua Website của Dự án.
Về hỗ trợ cấp trường trong việc thực hiện dự án, việc sử dụng kinh phí của Quỹ I và Quỹ II, kinh phí tăng cường tiếng Việt và kinh phí hoạt động ở các trường thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách, Ngân hàng Thế giới và Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án. Qua đánh giá sơ bộ của kiểm toán độc lập cho thấy việc triển khai kinh phí, về tài chính kế toán đã phù hợp với Luật Ngân sách và quy định của Ngân hàng thế giới.
Ông Michel J.Wemond, trưởng nhóm giáo dục của WB tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Các hoạt động quản lý Dự án và truyền thông của Dự án cũng thể hiện hiệu quả cao, trong đó hoạt động truyền thông đã góp phần đáng kể nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng về đổi mới giáo dục thông qua mô hình VNEN, góp phần tạo nên sự ủng hộ và đồng thuận cao trong XH.
Theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học – giám đốc Dự án GPE-VNEN, khối lượng công việc khổng lồ của các hoạt động đấu thầu của Dự án đã được thực hiện một cách khá suôn sẻ, hiệu quả, trong đó các gói thầu in ấn đều đúng tiến độ, đảm bảo kịp thời tài liệu cho giáo viên và học sinh.Dự án cũng đã thực hiện kiểm tra tiến độ các hoạt động đấu thầu trong khuôn khổ Dự án VNEN tại 25 Ban Quản lý Dự án VNEN tỉnh/thành phố, trực tiếp hướng dẫn các cán bộ Ban Quản lý Dự án VNEN tỉnh/thành phố và các trường Tiểu học tham gia Dự án thực hiện các gói thầu theo đúng các quy định của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam.
Ông Phạm Ngọc Định cũng cho biết: tính đến thời điểm này, tổng số kinh phí đã giải ngân từ nhà tài trợ cho dự án giải ngân theo đơn rút vốn, đạt 78,40% tổng kinh phí toàn Dự án.
Có những thành quả ban đầu, nhưng việc thực hiện Dự án vẫn còn không ít khó khăn. Vướng mắc về nhận thức còn tồn tại ở một số Sở GĐ&ĐT (chủ yếu ở một số tỉnh thuộc nhóm ưu tiên 3, và nhóm ưu tiên 2), như chưa hiểu rõ mục đích của Dự án, chưa thấy được ý nghĩa của mô hình VNEN trong đổi mới giáo dục, chưa quan tâm chỉ đạo trường “hạt giống” thực hiện chức năng thử nghiệm để nhân rộng mô hình ra các trường khác của tỉnh.
Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị
Mặt khác, thời gian triển khai Dự án chưa dài, nên một số cán bộ, giáo viên chưa thật sự hiểu bản chất và ý nghĩa của mô hình. Vì vậy việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa linh hoạt; việc dạy – học và các hoạt động của học sinh còn chưa thật tự nhiên, hiệu quả phối hợp giữa học tập cá nhân và học tập tương tác trong nhóm chưa cao; hoạt động của HĐQT chưa thường xuyên, có nơi cgiao cả phần việc của GV cho HĐTQ; công cụ học tập chưa phong phú, hiệu quả sử dụng hạn chế, có trường hợp chỉ để trang trí cho đẹp lớp học.
Bên cạnh đó, ở nhiều trường việc huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương và từ cộng đồng còn hạn chế, vẫn còn tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ của Dự án, tạo ra sự trở ngại cho việc áp dụng và nhân rộng mô hình.
Đại biểu tỉnh Lào Cai phát biểu
Trong thời gian tới, Dự án Mô hình VNEN tiếp tục triển khai một số hoạt động chủ yếu như: Chỉnh sửa tài liệu HDH lớp 2,3,4,5; Hoàn thành 5 sổ tay (Sổ tay Phương pháp dạy học, Sổ tay đánh giá học sinh, Sổ tay sinh hoạt chuyên môn, Sổ tay quản lý nhà trường và Sổ tay tổ chức quản lý lớp học) dùng làm tài liệu hướng dẫn thực hiện mô hình VNEN cho giáo viên và CBQL giáo dục tiểu học;
Tổ chức hiệu quả tập huấn hè 2015 về nâng cao năng lực cho cán bộ và giáo viên theo nội dung 5 sổ tay của Dự án; Hoàn thiện tài liệu cho các trường Sư phạm, in và tổ chức tập huấn cho các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm tham gia dạy thí điểm tài liệu Sư phạm;
Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương. Nâng cao hơn nữa chất lượng tập huấn theo hướng tập trung vào tổ chức học tập cho học sinh và đánh giá học sinh; Chỉ đạo phát triển hệ thống các trường điểm VNEN, đủ khả năng trở thành trung tâm bồi dưỡng của các địa phương.
Ngoài 1.447 trường thuộc Dự án, số trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô hình VNEN tăng lên, cụ thể như sau: Năm học 2013 -2014: tăng thêm 257 trường (ở 20 tỉnh, thành phố) tự nguyện áp dụng mô hình VNEN với số lượng học sinh tăng thêm 36.836, nâng tổng số trường tham gia mô hình VNEN là 1.704 trường Năm học 2014 – 2015: cả nước có 1.039 trường (ở 31 tỉnh, thành phố) tự nguyện áp dụng mô hình VNEN với số lượng học sinh tăng thêm 133.562, nâng tổng số trường tham gia mô hình VNEN là 2.508 trường. Trước nguyện vọng của phụ huynh học sinh, Bộ đã thực nghiệm mở rộng VNEN tại 24 trường (48 lớp) Trung học cơ sở của 6 tỉnh. |
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Tại Hội nghị này, chúng ta cùng nhau nhìn lại kết quả đã đạt được, chia sẻ những kinh nghiệm từ khắp nơi trong nước để phát huy nhân rộng mô hình trường học mới, đồng thời đánh giá đúng những khó khăn trở ngại để khắc phục, đề xuất , kiến nghị các giải pháp trong công tác quản lý chỉ đạo để thực hiện tốt nhất, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu khi Dự án kết thúc. Tôi nghĩ rằng Dự án VNEN chắc chắc vượt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, bởi cho đến nay, số trường tự nguyện tham gia dự án đã gần bằng số trường được dự án tài trợ. Chúng ta cũng sẽ đảm bảo tính bền vững của mô hình trường học mới khi dự án kết thúc. Đảm bảo tính bền vững này không chỉ ở tiểu học, mà cả THCS. Chúng ta đã thử nghiệm ở THCS bước đầu thành công. Vì vậy, đề nghị các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT quan tâm vấn đề này, làm sao để những em học sinh lớp 5 đã học Mô hình trường học mới, thì lên lớp 6 các em cũng được học mô hình này. Hiện nay, ở một số địa phương, phòng giáo dục trung học độc lập với phòng giáo dục tiểu học, nếu lãnh đạo Sở thiếu quan tâm thì không kết nối được những đổi mới ở tiểu học với trung học, không tạo ra sự thống nhất, không đảm bảo tính liên tục của trường học mới, đấy là một thiệt thòi cho các em học sinh, cũng là thiết thòi cho giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục trung học nói riêng. (Hải Yến ghi) |